Tháng Tư 27, 2024

Các tiêu thức trên hóa đơn điện tử là một trong những nội dung quan trọng mà kế toán không thể bỏ qua. Để đảm bảo việc triển khai thực hiện sử dụng hóa đơn được tốt nhất, kế toán doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định về hóa đơn điện tử khi lập một số tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn, đồng thời là tìm hiểu thêm về các từ được viết tắt trên hóa đơn để triển khai thực hiện được tốt nhất.


Tiêu thức “Ngày, tháng, năm,”
Ngày lập hóa đơn là một trong những tiêu thức vô cùng quan trọng mà kế toán cần phải nắm rõ. Theo quy định, ngày lập hóa đơn được hiểu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán / người mua”:
Doanh nghiệp ghi tên đầy đủ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp tên doanh nghiệp, địa chỉ quá dài, doanh nghiệp được viết tắt một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Cổ phần” thành “CP”, “khu công nghiệp” thành “KCN”,… nhưng phải đảm bảo xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200 ngàn đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Trường hợp đặt in hóa đơn, doanh nghiệp phải in sẵn tên, mã số thuế của mình trên tờ hóa đơn hoặc tên doanh nghiệp ở phía trên bên trái tờ hóa đơn của các đơn vị trực thuộc (chi nhánh, địa điểm kinh doanh) nếu có. Khi sử dụng, các đơn vị trực thuộc sẽ tự ghi vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng”.

Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”:

Doanh nghiệp ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống. Nếu hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính có phần còn trống thì không phải gạch chéo. Trường hợp doanh nghiệp quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã và tên hàng hóa.

Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”:

Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp phải ký tên, đóng dấu vào tiêu thức này hoặc có thể ủy quyền bằng văn bản cho người bán trực tiếp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào phía trên bên trái tờ hóa đơn. Trường hợp doanh nghiệp ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn thì phải ghi tên và đóng dấu của doanh nghiệp phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

>> Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

>> Xác định điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”:

Khi người mua không mua hàng trực tiếp thì không nhất thiết phải ký và ghi rõ họ tên trên hóa đơn nhưng doanh nghiệp phải ghi rõ bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX vào tiêu thức này trên hóa đơn. Trường hợp lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.

Đồng tiền ghi trên hoá đơn:

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Trên đây là một số những lưu ý quan trọng về tiêu thức bắt buộc phải có trên hóa đơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.