Tháng Tư 29, 2024

Chè là một nét văn hóa lâu đời tại Việt Nam, và sẽ không ngoa nếu nói rằng, những người sản xuất ra chè chính là nghệ nhân. Để có được những ly nước chè xanh thơm ngát, đậm đà, người ta cần nắm vững quá trình chế biến chè, đặc biệt là hái chè. Những người hái có tay nghề sẽ biết cách hái chè nhanh nhất, mà vẫn giữ được chất lượng của chè, đó là cả một nghệ thuật.

Không phải ai cũng biết cách hái chè để có được chè ngon và chất lượng, để làm được điều đó cần phải bỏ công tìm hiểu về kỹ thuật hái chè.

Nhưng đầu tiên, đó là phải tuân thủ nguyên tắc hái chè:

  • Nguyên tắc hái chừa hợp lý: Dù với phương pháp hái chè nào đi nữa, thì người hái cũng cần biết cách cân đối hái đi và chừa lại. Điều này rất quan trọng, vì sẽ giúp đảm bảo tăng số lứa, tăng năng suất đồng thời đảm bảo hệ số lá chừa và sinh trưởng của cây.
  • Nguyên tắc hái đúng phẩm cấp: cần tìm hiểu những đặc điểm của từng giống, tình trạng sinh trưởng của cây ở mỗi nương đồi, yêu cầu chất lượng chè thành phẩm, căn cứ vào những yếu tố này để xác định phẩm cấp hái cho mỗi loại hình năng suất, không hái già quá hoặc non quá.

Trong kỹ thuật hái chú trọng 2 khâu chủ yếu là kỹ thuật chừa và kỹ thuật thu búp.

Kỹ thuật chừa:

Có các hình thức chừa như sau:

+ Chừa theo thời vụ:

Vụ xuân (khoảng tháng 3-4): chừa 1 lá cá và 2 lá thật ,tạo các tán bằng  nhau. Những đọt vựot cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ hè thu (tháng 5 – 10): chừa 1 lá cá và 1 lá thật, tạo các tán bằng nhau. Những đọt vựơt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ đông (tháng 11-12): Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.

+ Chừa theo tình hình sinh trưởng của cây chè.

Đối với những nương chè sinh trưởng tốt thì chừa ít, sinh trưởng xấu chừa nhiều

Nương chè đốn thấp chừa nhiều hơn chè đốn cao.

Những vùng có độ ẩm cao, nương chè sinh trưởng tốt có khả năng chủ động tưới nước có thể áp dụng chừa ngay từ đầu  vụ với độ cao cách vết đốn từ 10 – 15 cm tuỳ theo khung đốn sau đó hái liên tục không chừa.

Kỹ thuật thu búp:

Căn cứ vào yêu cầu chế biến mà có các hình thức thu búp  như sau:

+ Hái nguyên tôm: Trong điều kiện Việt Nam chưa áp dụng nhưng một số nước chế biến chè đặc sản đã áp dụng.

+ Hái 1 tôm + 1 lá.

+ Hái 1 tôm + 1,2 lá.

+ Hái 1 tôm + 2 lá.

+ Hái 1 tôm + 2,3 lá.

+ Hái 1 tôm + 3 lá.

+ Hái chè già (thường tận thu lá trắng, chè cuối vụ ít dùng)

Với những hình thức hái chè khác nhau thì buso chè sẽ có độ dài khác nhau, độ non của búp cũng khác, mức độ non già còn được quyết định bởi tỷ lệ bánh tẻ. Vì vậy trong phân loại phẩm cấp chè búp tươi có qui định mức độ non già và tiêu chuẩn phẩm cấp búp như sau:

Tiêu chuẩn búp chè:

   Loại 1: (chè A): Có từ 0 – 10% là già, bánh tẻ.

   Loại 2: (chè B): Có từ 10 – 20% lá già, bánh tẻ.

   Loại 3: (chè C): có từ 20 – 30% lá già, bánh tẻ.

   Loại 4: (chè D): có từ 30 – 40% lá già, bánh tẻ.

Xác định % bánh tẻ bằng phương pháp bấm bẻ và cân trọng lượng.

Hiện nay, để quá trình hái chè được nhanh chóng và vẫn giữ chất lượng của lá chè, rất nhiều chủ đồi chè đã sử dụng máy hái chè cũ, đây là cách hái chè nhanh nhất hiện.

Áp dụng máy móc vào trồng trọt giúp giảm đi sức lao động của người dân và nâng cao năng suất làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.