Tháng Tư 19, 2024

Chúng ta thường không giỏi “lắng nghe” cơ thể mình, đặc biệt là với các dấu hiệu khá nhỏ, không thường xuyên được kiểm tra và để ý đối với những người có đặc điểm công việc bận rộn. Việc tụt lợi chân răng thường thể hiện thông qua nhiều triệu chứng khác nhau, đồng thời cũng có nhiều nguyên nhân gây ra nó, bạn đọc cần xác định rõ ràng chúng là gì để tiến hành điều chỉnh, khắc phục và sửa chữa từ chế độ sinh hoạt phù hợp, không để mọi thứ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy cùng Nha khoa Oze đồng hành với bài viết sau đây, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề trên nhé!


Những chế độ sinh hoạt phù hợp khi bị tụt lợi chân răng

I. Tụt lợi chân răng và triệu chứng thường gặp 

Tụt lợi chân răng là một dạng bệnh lý về nướu thường xảy đến do việc vệ sinh răng miệng kém và hệ quả nghiêm trọng mà không ai muốn nhất chính là gây gãy răng. Hiện nay các phương pháp điều trị là khá đa dạng, tùy theo mỗi mức độ nghiêm trọng mà lựa chọn, phải chữa sớm để có kết quả tốt.

Triệu chứng nhận biết nó bao gồm: Chảy máu sau đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nướu sưng đỏ, mùi hôi miệng xuất hiện, nướu bị đau nhức, lộ chân răng trông thấy, răng bị lung lay,…

II. Những nguy cơ gây tụt lợi chân răng

  • Bệnh nha chu: Do bệnh nhiễm trùng nướu, vi khuẩn có hại trong miệng đã phá hủy men răng và làm hại đến cấu trúc răng. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh tụt lợi chân răng
  • Gen: Thực tế, một nghiên cứu đã cho thấy rằng, có đến 30% dân số thế giới có thể dễ dàng bị tụt lợi và nhạy cảm với căn bệnh này vô cùng.
  • Đánh răng không đúng cách: Khi thực hiện các bước đánh răng không đúng cách, phần men răng dễ bị mài mòn làm cho nướu không còn nơi để bám, bị dần tụt xuống.

Do đánh răng không đúng cách, lợi bị mài mòn và tụt xuống

Do đánh răng không đúng cách, lợi bị mài mòn và tụt xuống

  • Chăm sóc răng miệng không đúng: Việc tần suất đánh răng không được diễn ra đầy đủ, không dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng phù hợp có thể sẽ gây mảng bám và cao răng cứng đầu trên bề mặt răng. Việc có chất cứng bám trên vị trí giữa các răng và gần nướu có thể dẫn đến tụt lợi chân răng. Bạn chỉ có thể loại bỏ cao răng bằng sự can thiệp của các công cụ và phương pháp lấy cao răng chuyên nghiệp
  • Thay đổi nội tiết: Đặc điểm cơ thể người phụ nữ thường xuyên trong cuộc đời phải có sự thay đổi hormone như tới tháng, có em bé hoặc mãn kinh. Chúng đều là những yếu tố khiến cho nướu nhạy cảm, dễ bị tác động, dễ bị tụt hơn.

Đọc thêm: Tụt nướu răng và cách chăm sóc răng miệng đúng cách

Viên Giảm cân Hoa Bảo – Giảm cân an toàn với tinh chất táo xanh

Bất ngờ về tác dụng nước mía đối với cơ thể con người

III. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Căn bệnh tụt lợi chân răng hoàn toàn là có thể giải quyết và kiểm soát nếu như bạn có chế độ sinh hoạt phù hợp:

  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên và đánh răng sạch sẽ, loại bỏ các vi khuẩn khỏi răng miệng, đặc biệt là các vụn thức ăn và mảng bám nơi kẽ răng mà bàn chải khó có thể với tới được. 
  • Định kỳ gặp nha sĩ 6 tháng 1 lần, để bác sĩ tiến hành khảo sát sức khỏe răng miệng, đồng thời làm sạch răng, ngăn ngừa các ổ bệnh và loại trừ các nguy cơ gây tụt lợi chân răng. Nếu có phát hiện gì sớm thì ngay lập tức có thể tìm phương án để ngăn chặn
  • Việc ăn uống cũng cần chú ý, không nên lựa chọn những loại thức ăn quá cứng, quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn. Nếu mầm mống bệnh đã xuất hiện, những tác nhân này sẽ như “mồi lửa”, giúp bệnh xuất hiện nhanh chóng hơn.

Kiểm soát việc thường xuyên ăn cay nóng trong bữa ăn

Kiểm soát việc thường xuyên ăn cay nóng trong bữa ăn

Đối với chúng ta, việc tụt lợi chân răng là một vấn đề không nhỏ mà cũng không lớn, chỉ cần bạn biết điều chỉnh lối sống và phong cách sống thì sẽ có một sức khỏe bền bỉ. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin thú vị cho bạn đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.