Tháng Tư 19, 2024

Nhìn bên ngòai có vẻ răng có cấu tạo đơn giản nhưng sự thật bên trong thì không hẳn thế. Trước hết nha khoa Oze (tiền thân là nha khoa 108) sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cấu tạo của răng.


Phân loại răng

Thông thường răng của người trưởng thành gồm 32 chiếc, chia đều cho 2 hàm  trên và dưới. Răng được chia thành 4 nhóm: Răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm, răng hàm.

Phân loại răng

Phân loại răng

  • Răng cửa gồm răng số 1 và 2 nằm ngay vị trí ngoài
  • Răng nanh là răng số 3
  • Răng tiền hàm gồm răng số 4 và 5
  • Răng hàm gồm răng 6, 7 và 8. 

Một trường hợp đặc biệt của răng số 8 hay còn gọi là răng khôn là răng này có thể mọc xiên, không hướng lên như các răng khác. Răng khôn nếu mọc như vậy sẽ gây đau rất kinh khủng, chen lấn chỗ của những răng khác, trường hợp này thường sẽ phải nhổ răng. 

Răng khôn

Răng khôn

Trong cuộc đời mỗi người sẽ có hai lần mọc răng. 

  • Lần thứ nhất là bộ răng sữa mọc từ lúc 6 tháng tuổi đến 6 tuổi ( thông thường đến 2 tuổi rưỡi là đã mọc đủ 20 răng) giúp trẻ ăn nhai tạm thời.
  • Lần thứ hai, bộ răng vĩnh viễn sẽ dần được thay thế cho răng sữa, giai đoạn này gọi là bộ răng hỗn hợp. Bắt đầu từ 6 tuổi, quá trình này sẽ diễn ra và mọc 28 răng. Một số người sẽ mọc răng khôn vào năm 18-25 tuổi.

Đọc thêm: Làm răng sứ trong trường hợp răng chết tủy

Hóa đơn điện tử được tra cứu bằng cách nào?

Những ưu điểm đặc biệt của đèn ống bơ

Cấu tạo của răng

Cấu trúc chính

Bao gồm: chân răng, cổ răng, thân răng.

Cấu tạo của răng

Cấu tạo của răng

  • Chân răng: Chân răng là phần bình thường không thể nhìn thấy, chúng nằm sâu dưới xương hàm và nướu. Đây là phần giúp cho răng chắc và được neo giữ bởi những dây chằng nha chu.
  • Cổ răng: Là phần giao nhau giữa lợi và răng. Cổ răng hay còn được gọi là đường viền nướu.
  • Thân răng: Thân răng là phần được nhìn thấy nhiều nhất, nằm trọn bên ngoài, phía trên nướu và tiếp xúc với thức ăn nhiều nhất. Thân răng hay còn được gọi là vành răng.

Cấu tạo bên trong của răng

Cụ thể cấu tạo trong răng bao gồm 3 thành phần chính: men răng, ngà răng, tủy răng.

Cấu tạo bên trong của răng

Cấu tạo bên trong của răng

  • Men răng: 

Là mô xương cứng nhất trong cơ thể, bao bọc bên ngoài răng. Men răng dày từ 1-3mm tùy từng vị trí và loại răng, có hình lăng trụ hướng tâm. Men răng không có ngà và trong suốt, cũng không có dây thần kinh cảm giác nhưng là thành phần chịu lực nhất khi ăn nhai.

  • Ngà răng: 

Là lớp nằm ngay dưới men răng, dày và tạo nên hình dạng của răng. Ngà răng có màu nên vì thế mà màu của răng là màu của ngà răng. Khác với men răng, cảm giác khi ăn nóng lạnh, chua cay… của thức ăn chính là do ngà răng cảm nhận. Do trong ngà răng có rất nhiều ống ngà nhỏ chuwusa các tế bào ngà.

  • Tủy răng: 

Đây là phần chứa các mạch máu nuôi dưới răng và các thần kinh cảm giác cho răng. Tủy răng là phần nằm ở trung tâm của răng gồm hai phần: tủy chân răng và tủy thân răng (buồng tủy).

  • Ngoài 3 bộ phận chính trong cấu tạo của răng, một số bộ phận khác như chóp chân răng là phần tận cùng của chân răng, hố rãnh thường xuất hiện ở các răng sau ở bề mặt trên của răng, xương, nướu là phần mô mềm bao bọc quanh ổ răng.

 Chăm sóc răng hiệu qủa

Răng là bộ phận không chỉ tạo hiệu quả thẩm mỹ mà còn có những chức năng rất quan trong như ăn nhai. Việc bảo vệ răng khỏi những bệnh lý là rất quan trọng, tránh khi gặp rồi mới chữa có khi bệnh đã nặng rồi. Mỗi phần cấu tạo của răng đều có mõi chức năng riêng, cả bảo vệ răng và cả thực hiện chức năng của răng như đã giới thiệu ở trên. 

Chăm sóc răng

Chăm sóc răng

Vì vậy chăm sóc răng như thế nào để răng luôn được khỏe mạnh và thực hiện đúng chức năng của nó.

  • Kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần 
  • Vệ sinh răng tốt, đánh răng đúng cách 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi khi ăn xong.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn không tốt như rượu bia, thuốc lá,…
  • Ăn nhiều thức ăn như rau xanh, hoa quả,…

Cấu tạo của răng nhìn bên ngoài có vẻ rất đơn giản, nhưng bên trong là cả một hệ thống hỗ trợ cho nhau. Thông thường nếu không chăm sóc tốt, răng sẽ bị hỏng từ ngoài vào trong nên nếu có dấu hiệu men răng, ngà răng hỏng, hãy đến ngay nha khoa để được khám và điều trị sớm nhất nhé. Cảm ơn đã quan tâm bài viết. Nha khoa Oze (tiền thân là nha khoa 108) luôn đồng hành cùng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.