Tháng Tư 19, 2024

Những công trình nhà trải qua thời gian lâu dài sẽ bị xuống cấp, gây ra nhiều tình trạng bị rạn nứt dẫn đến thấm dột, ảnh hưởng đến cấu trúc và thẩm mỹ của ngôi nhà. Có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này nhưng phản hồi đều thể hiện sự thất vọng bởi những giải pháp đó chưa thật sự hiệu quả, chưa giải quyết triệt để hoặc chỉ khắc phục được trong thời gian ngắn. Dưới đây tôi sẽ mách bạn cách chống thấm trần nhà bị nứt mà tôi đã áp dụng hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

cách chống thấm trần nhà bị nứt hình 1

1. Chống thấm trần nhà bị nứt bên ngoài

Trần nhà bị nứt do thời gian tồn tại lâu dài, chịu nhiều tác động từ thời tiết, môi trường hoặc do tác động từ con người như các hoạt động tu sửa, trang trí, xây dựng thêm công trình làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà…Tất cả những tác động đó đều có thể gây ra rạn nứt, có thể nứt nhỏ hoặc to cho cả bề mặt trần nhà và tường nhà.

Tuỳ vào tình trạng ngôi nhà cũ hay mới và tình trạng của các vết nứt mà bạn áp dụng cách chống thấm trần nhà bị nứt  một cách hiệu quả.

1.1 Sử dụng nhựa đường 

cách chống thấm trần nhà bị nứt hình 2

Nhựa đường là dạng chất lỏng hoặc bán rắn có màu đen, độ bám dính cao. Tính đàn hồi tốt cùng với khả năng dẻo dai giúp lấp đầy các khe hở, là cách chống thấm trần nhà bị nứt một cách tốt nhất.

Các Bước chống thấm trần nhà bằng nhựa đường:

  • Bước 1: Vệ sinh trần nhà, cạo hết lớp sơn hoặc cáu mốc xung quanh vết nứt sau đó sơn lớp Primer gốc nhựa đường rồi chờ khô.
  • Bước 2: Quét mạnh, đều tay nhựa đường lên trần nhà. Miết lại bằng vật dụng hoặc bằng tay để loại bỏ những bọt khí bị rỗng  bên dưới giúp chống thấm tuyệt đối cho trần nhà.
  • Bước 3: Kiểm tra độ chống thấm của nhựa đường bằng cách bơm nước tràn lên các bề mặt bạn vừa quét nhựa đường.
  • Bước 4: Để chống thấm tuyệt đối, bền hơn dưới tác động của thời tiết như nắng, mưa bạn cần trám một lớp xi măng dày khoảng 3cm lên phía trên phần nhựa đường vừa quét.

1.2 Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika

cách chống thấm trần nhà bị nứt hình 3

Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách sử dụng Sika là phương pháp đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn. Sika có khả năng chống thấm cao với màng chống nước cực kỳ hiệu quả.

Các bước chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika.

  • Bước 1: Đổ trực tiếp Sika lên những vết nứt trần nhà.
  • Bước 2: Phủ lớp Sika chống thấm lên lớp Sika đầu tiên sau đó quét thêm hai lớp chống thấm. Chú ý chờ 3-5 phút để các lớp sơn được khô ráo.
  • Bước 3: Bơm nước nên vết nứt trần nhà để kiểm tra hiệu quả của lớp Sika chống thấm.

1.3 Sử dụng màng chống thấm

cách chống thấm trần nhà bị nứt hình 4

Màng chống thấm là phương pháp đơn giản, dễ dàng sử dụng đối với mọi người. Tuy nhiên đối với những vết nứt trần nhà lớn, bạn nên vệ sinh bề mặt vết nứt, phủ một lớp vữa bảo vệ mỏng sau đó mới tiến hành phủ lớp màng chống thấm trần nhà. sau khoảng thời gian 12 tiếng cần bảo dưỡng bằng nước để đảm bảo hiệu quả tối ưu của phương pháp này.

1.4 Phương pháp khò nóng giúp chống thấm vết nứt trần nhà

cách chống thấm trần nhà bị nứt hình 5

Đây là cách chống thấm trần nhà bị nứt  hiệu quả tuyệt đối nhất, không độc hại, an toàn cho mọi người và môi trường.

Các bước thực hiện phương pháp khò nóng chống thấm trần nhà bị nứt:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt trần nhà bị nứt, cạo sạch lớp rong rêu, cáu bám vào trần nhà. Đảm bảo bề mặt trần nhà bằng phẳng, không còn những vết lồi lõm
  • Bước 2: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn để tăng độ bám dính.
  • Bước 3: Dùng đèn khò khí gas làm nóng và chảy mềm phần màng chống thấm.
  • Bước 4: Kiểm tra độ chống thấm bằng cách bơm nước nên bề mặt sàn nhà.

2. Chống thấm trần nhà bị nứt bên trong

Đối với những vết rạn, nứt nhỏ ta có thể dùng những cách chống thấm trần nhà bị nứt bên trong bằng những loại sơn chống thấm hoặc keo chống thấm đơn giản.

 

Những vết nứt trần nhà nhỏ, bạn có thể dùng sơn chống thấm bên trong  để khắc phục tình trạng thấm dột bởi mặt bên trong sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia UV làm giảm hiệu quả của sơn chống thấm.

Các bước chống thấm tường nhà bị nứt bằng sơn chống thấm:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt trần nhà, đảm bảo sạch bụi.
  • Bước 2: Quét sơn lên trần nhà, phủ kín những vết nứt
  • Bước 3: Kiểm tra độ thẩm mỹ và chống thấm của sơn.

Gợi ý một số loại sơn chống thấm tường nhà bị nứt hiệu quả hiện nay bạn có thể tham khảo dòng sơn chống thấm của các hãng sơn uy tín, chất lượng như sơn chống thấm JYMEC, Dulux…

cách chống thấm trần nhà bị nứt hình 6

3. Những lưu ý khi chống thấm trần nhà bị nứt để đạt hiệu quả tối đa

Có rất nhiều cách chống thấm trần nhà bị nứt, tuy nhiên phải tùy vào tình trạng ngôi nhà, cách bạn thi công phương pháp chống thấm tường nhà bị nứt để đạt hiệu quả tốt nhất giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công suất cũng như chi phí.

  • Dựa vào tình trạng trần nhà bạn bị thấm nhiều hay ít, tình trạng ngôi nhà cũ hoặc mới bạn nên chọn ra cách chống thấm nhà hiệu quả, phù hợp.
  • Cần vệ sinh bề mặt trần nhà sạch sẽ, loại bỏ những lớp sơn thừa, rêu cáu để đảm bảo về mặt chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
  • Với cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng phương pháp sơn chống thấm bên trong cần đảm bảo độ phủ một cách thẩm mỹ vì mặt bên trong là nơi mọi người dễ nhìn thấy và đánh giá.

Bài viết trên đây mách bạn cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản, hiệu quả mà tôi đã áp dụng thành công. Hy vọng các bạn tìm được phương pháp tốt nhất, phù hợp và khắc phục  triệt để tình trạng cho ngôi nhà của mình!. 

>> Bài viết nổi bật: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.